Wednesday, December 31, 2014

Thông số cho canuyn mở khí quản Shiley

Thông số cho canuyn mở khí quản Shiley


     Việc lựa chon một chiếc Canuyn Shiley phù hợp cho bệnh nhân thường do chỉ định của bác sĩ điều trị, tuy nhiên một số trường hợp gia đình bệnh nhân phải tự lựa chọn, việc lựa chọn một chiếc Canuyn phù hợp với lứa tuổi, thể trạng cũng như tình trạng bệnh lý của bệnh nhân không hề dễ (có thể bệnh nhân ho khạc đờm kém chúng ta phải sử dụng đến Canuyn 2 nòng có cuff, hoặc đối với bệnh nhân liệt dây thanh âm chúng ta nên dùng Canuyn 2 nòng không có cửa sổ để tránh tốn kém cho gia đình mà vẫn đáp ứng được nhu cầu....), tốt nhất nên tham khảo bác sĩ điều trị về việc sử dụng Canuyn hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn.
    Để thuận tiện cho việc lựa chon Canuyn phù hợp với bệnh nhân, chúng tôi đưa ra một số hình ảnh, thông số và sản phẩm cụ thể cho Canuyn mở khí quản Shiley để các bạn tham khảo.


So sánh với thông số canuyn mở khí quản hai nòng Rota Trach

     
Các thông số này sẽ giúp chúng ta biết được đường kính nòng ngoài, đường kính nòng trong, độ dài, bóng chèn (nếu có)... của Canuyn.
Dưới đây là bảng so sánh kích thước các loại canuyn : 1 nòng, 2 nòng Shiley và 2 nòng Rota



     Hình ảnh trên là bộ sản phẩm Canuyn Shiley 2 nòng có cửa sổ, có bóng chèn. Bộ sản phẩm này giúp bệnh nhân tập nói và tránh đờm dãi xâm lấn vào khí quản. Tuy nhiên với việc lưu và để bóng chèn với áp lực cuf cao có thể gây ảnh hưởng tới khí quản.


     Vì một lý do nào đấy mà bệnh nhân phải mở khí quản và không có khả năng rút bỏ, trong khi bệnh nhân tỉnh táo, phản xạ ho khạc tốt... thì nên dùng và sẽ lưu dài ngày với Canuyn Shiley 2 nòng có cửa sổ tập nói không có bóng chèn như hình ảnh trên.



     Đối với trẻ em, Shiley không thiết kế được 2 nòng và không có cửa sổ tập nói như người lớn, tuy nhiên các sản phẩm của này sẽ giúp lưu dài ngày và tạo cảm giác dễ chịu hơn cho bệnh nhân.

    Hy vọng bài đăng trên sẽ giúp các bạn lựa chọn đúng sản phẩm cho người thân của mình. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật và chia sẻ cho bạn đọc những điều mới nhất về sản phẩm.

     Bài liên quan: 

Tuesday, December 30, 2014

Chăm sóc mở khí quản và chăm sóc người bệnh có mở khí quản


Chăm sóc mở khí quản và chăm sóc người bệnh có mở khí quản

(TRACHEOTOMY)

MỞ KHÍ QUẢN

Mở khí quản là vết rạch ở khí quản tạo ra lỗ mở từ khí quản ra da qua canule Krisaberg tạm thời hay vĩnh viễn  cho phép không khí đi qua khi có tắc nghẽn đường hô hấp trên, giúp lấy chất tiết ở khí quản, giúp việc cai máy thở (do giảm khí khoảng chết và hạ kháng lực đường thở), cho phép giúp thở nhân tạo dài ngày. Nơi mở thường ở đốt 2, 3, 4 vòng sụn khí quản.

CHỈ ĐỊNH MỞ KHÍ QUẢN

Tắc nghẽn hô hấp

Cấp cứu
Tắc nghẽn đường hô hấp trên do dị vật
Chấn thương hàm mặt
Người bệnh bị tổn thương do nội khí quản.
Chảy máu đường hô hấp trên.
Bỏng đường thở.
Chấn thương cổ và thanh quản: gây giập nát, phù nề.
Bệnh lý
Người bệnh tri giác xấu hơn, uốn ván, bạch hầu, bại liệt thể hành não u hạ họng, ngừng thở khi ngủ.
LỢI ÍCH
Mở khí quản giúp giảm được khoảng chết (#150 ml).
Giúp người bệnh thở dễ dàng hiệu quả
Dễ dàng lấy dị vật, hút đàm nhớt.
Lắp máy thở dễ dàng.
GIỚI THIỆU ỐNG MỞ KHÍ QUẢN
Canule  có 3 thành phần gồm:
Canule Interne:                  ống nằm trong.
Canule Externe:                 ống ngoài cùng.
Mandrain:                           nòng
 Tai biến ngay sau khi đặt: chảy máu chân mở khí quản, sút ống trong những giờ đầu sau khi đặt, tắc nghẽn do đàm nhớt, tắc nghẽn do cục máu đông, tràn khí dưới da
Biến chứng: viêm phổi, nghẹt đàm, nhiễm trùng da chung quanh ống, sút ống, xẹp phổi, dò khí thực quản, hẹp khí quản.

QUY TRÌNH CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ MỞ KHÍ QUẢN

NHẬN ĐỊNH TÌNH TRẠNG NGƯỜI BỆNH
Trước thủ thuật: điều dưỡng nhận định về hô hấp, tình trạng nghe, khả năng ngôn ngữ, khả năng viết của người bệnh để chọn lọc phương pháp giao tiếp sau khi mở khí quản. Nhận định tình trạng hiểu biết về thủ thuật, giao tiếp, và sự lo âu của người bệnh.
Sau thủ thuật:
  • Nhận định về tần số thở, nhịp điệu thở, thở sâu, kiểu thở
  • Nhận định sự di động của lồng ngực, tình trạng ho, số lượng và chất tiết qua mở khí quản, hút đàm. Nhận định khí máu động mạch PaO2, PaCO2, SaO2.
  • Kiểm tra vùng đặt canule về chảy máu, sưng nề, tràn khí dưới da quanh vùng cổ
  • Kiểm tra áp lực bóng chèn mỗi tua trực.
  • Kiểm tra nơi cột dây có quá chặt hay quá lỏng, nên để ngón tay số 2 dưới dây vừa khít là tốt.
  • Nghe phổi mỗi giờ hay trước và sau hút đàm để nhận định tình trạng thông khí của người bệnh. Nhận định tình trạng phát âm của người bệnh nếu họ nói được nghĩa là có tình trạng nghẹt ống.
  • Kiểm tra dò khí qua mở khí quản, kiểm tra băng thấm dịch hay máu, dấu hiệu nhiễm trùng, mủ, phù nề, nhiệt độ, bạch cầu, VS.
  • Nhận định tình trạng viêm phổi, rối loạn nhịp thở, dấu hiệu ho, đau ngực, mạch nhanh, dấu hiệu khó thở, tri giác, huyết áp.

CHẨN ĐOÁN VÀ CAN THIỆP ĐIỀU DƯỠNG

Người bệnh mở khí quản có bóng chèn:có chỉ định trong thở máy và bảo vệ đường thở, giúp thông thương giữa đường thở trên và dưới, giúp chất tiết, thức ăn không lọt vào khí quản nhưng nó không tham gia giữ ống mở khí quản. Khi bơm bóng chèn sẽ kín sự thông thương giữa ống ngoài canula và thành khí quản. Áp lực trong bóng chèn không vượt quá 20cm H2O. Cần theo dõi tình trạng chèn ép thiếu máu nuôi tại thành khí quản.
Suy giảm khả năng trao đổi khí
Nguyên nhân
Hít máu vào đường thở, đàm nhớt ở vùng hầu họng, hít chất nôn ói
Tăng tiết đàm nhớt ở khí phế quản
Mất khả năng ho và hít thở sâu
Hạn chế giãn nở lồng ngực từ sự bất động
Do những nguyên nhân khác: béo phì, mất nước, viêm phổi, tràn khí
Can thiệp điều dưỡng
Ngay sau khi mở khí quản điều dưỡng phải hút đàm nhớt thường xuyên. Nên hút 5-10 lần trong 3-4 giờ đầu. Lượng giá nồng độ oxy trong máu qua khí máu động mạch, SaO2. Đánh giá tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt như dấu hiệu khó thở, tím tái,… Nghe phổi trước và sau khi hút đàm. Cần xác định tình trạng người bệnh có cần hút đàm không vì việc hút đàm thường xuyên trên người bệnh cũng có nhiều nguy cơ thiếu oxy, tăng kích thích cho người bệnh. Ghi chú về hút đàm, đáp ứng người bệnh, đánh giá chức năng lồng ngực và điều trị. Người bệnh luôn nằm trong tầm nhìn của điều dưỡng 24/24 giờ.
Hút đàm: nên cung cấp oxy trước khi hút. Ống hút nhỏ hơn canule.
Hút không quá 10 giây/lần (vì mỗi lần hút áp lực oxy giảm xuống 30mm Hg).
Ngưng hút ngay khi người bệnh có dấu hiệu suy giảm hô hấp, trong lúc hút cho người bệnh bị nghẹt đàm mà có dấu hiệu thiếu oxy thì điều dưỡng cung cấp oxy ngay khi hút bằng 5 hơi dài qua bóp bóng oxy ẩm.
Cung cấp oxy cho người bệnh:bằngoxy ẩm, ấm, tránh biến chứng khô phổi, xẹp phổi. Duy trì đủ độ ẩm để loãng đàm giúp hút đàm dễ dàng, nếu cần thì bơm vào canule 5-10 ml nước muối sinh lý trước khi hút đàm.
Nên cho người bệnh tập vật lý trị liệu lồng ngực tùy theo tình trạng người bệnh và lý do mở khí quản. Người bệnh thở máy hay điều trị thở ngắt quãng nên dùng canule có bóng chèn. Thường áp lực bóng chèn không quá 25cm H2O hay 20mmHg. Cho người bệnh thay đổi tư thế thường xuyên. Cung cấp đủ nước cho người bệnh. Duy trì nhiệt độ bình thường. Cung cấp đủ oxy cho người bệnh.

Tình trạng nhiễm trùng phổi do lỗ mở khí quản ra da

Nguyên nhân: do hút đàm không đảm bảo vô khuẩn, viêm nhiễm chung quanh chân da dưới ống mở khí quản do ẩm ướt, do thay băng không vô khuẩn, do quá nhiều đàm nhớt.
Can thiệp điều dưỡng: theo dõi dấu chứng sinh tồn, nhận định màu sắc đàm, theo dõi choáng, chảy máu, suy hô hấp, biến chứng của mở khí quản. Lượng giá vết thương trong suốt mỗi phiên trực, và ghi hồ sơ cẩn thận về chảy máu, mủ, tình trạng mô chung quanh, quan sát da dưới canule. Chăm sóc canule mỗi khi ẩm ướt hay mỗi phiên trực, rửa vết thương khi ẩm ướt, rửa nòng trong mỗi 4 giờ. Bảo đảm vô khuẩn khi hút đàm.
Chăm sóc sau khi đặt: quan sát chảy máu hay mạch đập ở canule. Tránh dùng bình phun, bột phấn, che gạc hoặc giấy mỏng có chứa cotton tránh người bệnh hít ngoại vật vào đường thở. Cẩn thận khi cạo râu hay cắt tóc cho người bệnh tránh lông tóc rớt vào khí quản. Gạc dùng che chân mở khí quản nên cắt trước hay dùng gạc không bị tưa chỉ.

Nguy cơ sút canule do sút dây cố định

Cột dây có gút, độ căng của gút vừa đủ để được 2 ngón tay cách giữa da và dây cột. Tránh để nút cột ở vùng động mạch cảnh hay gáy người bệnh. Quan sát da có bị dị ứng dây, dấu dây tì đè vào cổ. Lưu ý là khi thay dây cột cần cột an toàn dây mới trước khi cắt dây cũ.
Trong trường hợp sút canule: điều dưỡng nên kêu gọi người đến giúp nhưng đồng thời dùng kềm banh rộng lỗ mở, cho thở oxy hỗ trợ trước khi có người đến đặt lại canule mới.

Lo lắng do không giao tiếp bằng lời, do sợ lỗ mở trên cổ

Lượng giá mức độ lo lắng người bệnh, giải thích cách hút đàm tạo sự tự tin cho người bệnh. Do người bệnh không giao tiếp bằng lời được nên cung cấp cho người bệnh các dụng cụ giao tiếp: giấy, bút, phấn, bảng, chuông gọi. Có thể giao tiếp qua dấu hiệu, người bệnh cần được học tập điệu bộ trước mổ.
Chăm sóc hồi phục: hướng dẫn người bệnh dùng tay che canule để nói nhưng cẩn thận không thực hiện với những người bệnh nặng, khó thở.
Hiện nay, với canuyn mở khí quản hai nòng có cửa sổ tập nói có thể giúp bệnh nhân phát âm được ngay cả khi đặt canuyn, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, có thể khắc phục được sự lo lắng về giao tiếp để điều trị đến khi có thể rút được canuyn.
Xem hướng dẫn sử dụng canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói  tại đây.

Nguy cơ suy dinh dưỡng do khó nuốt

Phát hiện sớm dau mất nước, suy dinh dưỡng. Truyền dịch hay ăn qua ống thông dạ dày hay bằng miệng. Theo dõi cân nặng người bệnh mỗi ngày và lượng nước xuất nhập.
Nếu ăn qua ống thông dạ dày nên bơm bóng chèn trước khi ăn và xả bóng sau khi ăn 15 phút. Người bệnh phải nằm đầu cao khi ăn và giữ tư thế đó sau khi ăn 30 phút. Nếu người bệnh nặng, hôn mê nên cho thức ăn nhỏ giọt qua sonde.
Chăm sóc hồi phục: đánh giá khả năng nuốt. Kiểm soát và cung cấp dinh dưỡng đủ cho người bệnh, để giúp người bệnh ngon miệng nên cho người bệnh ngửi, nhìn, nếm thức ăn trước khi ăn. Cho người bệnh uống nhiều nước giúp loãng đàm.

Quản lý khi người bệnh xuất viện

Phải hướng dẫn người bệnh và gia đình biết cách chăm sóc ống mở khí quản tại nhà gồm: thay băng, hút đàm, thay nòng trong, thay dây, ăn qua sonde dạ dày. Người bệnh phải biết nơi mua ống mở khí quản và nơi trở lại thăm khám.
Tập cho người bệnh trước khi rút ống mở khí quản
Khuyến khích và hướng dẫn người bệnh tham gia tự thở qua mũi. Đầu tiên nên cho người bệnh che ống mở khí quản 5-20 phút tùy thuộc vào tình trạng hô hấp, tự tin của người bệnh. Sau đó tăng dần thời gian cho người bệnh thích nghi và giảm lo sợ, theo dõi tình trạng oxy máu người bệnh.

Chuẩn bị rút canule

Lượng giá khả năng thở, hiệu quả ho, phản xạ nuốt của người bệnh.
Phúc trình bất kỳ triệu chứng bất thường của bệnh cho thầy thuốc.
Che lại lỗ mở khí quản và gia tăng thời gian che ống. Hướng dẫn người bệnh cách thở hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng khi che lỗ mở khí quản lại, cách khạc đàm, cách ho. Cung cấp thông tin cho người bệnh: sau khi rút người bệnh sẽ được băng kín vết thương nơi lỗ mở khí quản, nhưng nếu người bệnh có khó thở hay nhiều đàm nhớt thì vẫn có thể mở ra để thở. Người bệnh sẽ lành vết thương sau 1-2 tuần nếu chăm sóc và dinh dưỡng tốt. Kiểm tra lại và chắc chắn người bệnh thực hành được chăm sóc và an tâm sau khi rút.
Chuẩn bị dụng cụ cấp cứu hô hấp, hút đàm nhớt thật kỹ, tháo dây cố định an toàn, rút canule nhanh. Có thể hút đàm qua lỗ mở, cho người bệnh thở oxy, nằm tư thế Fowler hay ngồi dậy. Công tác tư tưởng cho người bệnh như hướng dẫn người bệnh thở đều không hoảng sợ. Theo dõi hô hấp người bệnh sau rút 3-6 giờ. Theo dõi sát hô hấp cho đến khi người bệnh tự thở đều và không còn dấu hiệu khó thở, mức độ tăng tiết đàm nhớt, đánh giá lại tâm lý người bệnh, nên có mặt thường xuyên bên cạnh người bệnh để người bệnh không lo lắng, vì yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng đến hô hấp người bệnh. Băng lại lỗ mở, kiểm tra và thay băng mỗi ngày, quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng. Có thể thực hiện cho người bệnh thở oxy qua mũi. Điều dưỡng và nhân viên y tế thăm khám người bệnh lại.

BIẾN CHỨNG

Tắc nghẽn đường thở: do cục máu đông trong những giờ đầu sau mổ, trong giai đoạn này điều dưỡng hút đàm mỗi 5-10 phút/lần để tránh máu cục làm tắc nghẽn đường thở.
Chảy máu: nên quan sát và thăm khám để phát hiện chảy máu, thường có nguy cơ chảy máu trong những giờ đầu sau mổ. Theo dõi số lượng máu chảy và báo bác sĩ .
Tắc nghẽn đường thở do đàm nhớt: hút đàm nhớt thường xuyên, nên nghe phổi trước và sau khi hút đàm. Vật lý trị liệu giúp tống xuất đàm nhớt dễ dàng.
Tràn khí dưới da: theo dõi khó thở, da phù nề, tiếng nổ dưới da khi thăm khám, người bệnh đau, theo dõi hô hấp và thực hiện phụ bác sĩ dẫn lưu khí.
Nhiễm trùng chân mở khí quản: nhận thấy vùng chung quanh chân nơi mở khí quản đỏ, sưng, đau phù nề, tiết dịch. Điều dưỡng rửa sạch vết thương và thay băng khi ẩm ướt, cấy mủ, thực hiện kháng sinh, theo dõi viêm phổi.
Viêm phổi: hút đàm, bảo đảm hệ thống hút đàm vô trùng, hướng dẫn người bệnh hít thở sâu, vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Thay định kỳ ống mở khí quản hay khi ống bị nghẹt. Nghe phổi mỗi 2 giờ, theo dõi nhiệt độ người bệnh thường xuyên.
Dò khí thực quản: phòng ngừa bằng cách theo dõi áp lực bóng chèn, thay ống mở khí quản định kỳ. Biểu hiện dò nơi mở khí quản là người bệnh ăn sặc, thở khó.
Hẹp khí quản: thường xuất hiện ở người bệnh đặt canule lâu ngày, sẹo co sau khi rút ống mở khí quản ở trẻ em. Biểu hiện người bệnh thở khó, nói khó, thở có tiếng rít.

TAI BIẾN

Rút ống: nếu xảy ra trong 2-3 ngày đầu sau đặt thì rất nguy hiểm vì lỗ mở chưa tạo đường hầm. Nên khi người bệnh hít vào thì vết thương khít lại không cho không khí vào nhưng khi thở ra thì vết thương mở ra nên người bệnh thở rít, cố gắng thở. Trường hợp trên điều dưỡng dùng kềm banh rộng vết thương nơi mở khí quản, cho thở oxy, kêu người đến giúp. Chuẩn bị bộ mở khí quản và phụ giúp bác sĩ đặt lại mở khí quản. Theo dõi sát hô hấp sau khi đặt lại.

Bài liên quan:

Monday, April 29, 2013

Mở Khí Quản


Mở khí quản là gì

Mở khí quản là một thủ thuật thường gặp ở khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực, khoa ngoại... được thực hiện bởi các bác sỹ giàu kinh nghiệm trong chuyên ngành. Mở khí quản qua da là thủ thuật thường áp dụng ở những bệnh nhân có chỉ định, được quyết định dựa vào tình trạng bệnh, các chuyên gia có kinh nghiệm ở ICU. Thông thường, việc chỉ định mở khí quản thường tiến hành sớm ngay khi cân nhắc lợi ích và tai biến có thể xảy ra, sau khi xem xét chỉ định và chống chỉ định mở khí quản trên bệnh nhân cụ thể.

Chỉ định Mở khí quản

Mở khí quản cần được tiến hành sớm ngay khi bệnh nhân có đủ chỉ định sau:
- Duy trì đường thở.
-  Bệnh nhân đặt ống nội khí quản dài ngày (>7-10 ngày).    
- Có tắc nghẽn đường hô hấp trên kéo dài (bệnh lý hàm mặt, mũi họng).    
- Bệnh lý thanh quản: lao thanh quản,Ung thư....          
- Chít hẹp dưới thanh môn.
- Ho ra máu tắc nghẽn mà việc đặt nội khí quản khó khăn.

Chống chỉ định của mở khí quản

Mở khí quản có thể có một số chống chỉ định tuyệt đối và tương đối sau
- Các bệnh lý đông máu. 
  • Tiểu cầu < 100.000.       
  • APTT: > 40.  
  • I NR: > 2,0.   
- Suy thận cấp: chống chỉ định tương đối .         
- Phẫu thuật cổ trước đó.    
- Gãy cột sống cổ không ổn định.   
- Nhiễm trùng tại chỗ....

Biến chứng của mở khí quản 

Nhiều biến chứng có thể xảy ra đối với bệnh nhân mở khí quản, cụ thể:
- Chảy máu.
- Đường mở đi vào không đúng khí quản.
- Tràn khí màng phổi.
- Gẫy sụn nhẫn.
- Rối loạn chức năng thanh quản.
- Hẹp khí quản            .
- Nhiễm trùng.

Chăm sóc mở khí quản dài ngày

Kiểm tra cuff

Test đo thể tích (1 lượng khí đủ để cuff áp sát vào n/m khí quản) được làm sau khi đặt canun và bất cứ khi nào nghe thấy tiếng “leak” khi bóp bóng , làm 1 lần/  1ca chăm sóc.

Test đo áp lực không chính xác và không tương quan với áp lựng đè lên niêm mạc của cuff , test này là 1 phương tiện hỗ trợ chỉ khi nghi ngờ cuff không đảm bảo được chức năng.     

Thay canuyn mở khí quản

Thông thường, ngay sau khi mở khí quản thường đặt canuyn một nòng nhằm thiết lập đường thở và hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân. Sau khi bệnh nhân ổn định, có thể xem xét thay thế canuyn hai nòng, canuyn có cửa sổ tập nói, nhằm thuận lợi cho việc vệ sinh và phục hồi chức năng.

Chỉ định thay canuyn mở khí quản:

Thay thường qui 14 ngày/lần.     
Hút qua ống hút đờm 2 giờ/lần hoặc thường xuyên hơn (hàng giờ) nếu dịch tiết trên thanh môn nhiều hơn. Trường hợp này vẫn cần duy trì canuyn có cuff nhằm ngăn dịch tiết trên thanh môn tràn xuống đường hô hấp dưới gây viêm phổi hít khi phản xạ ho khạc kém.
Việc sử dụng, vệ sinh canuyn hai nòng, và tập nói, xin xem tại mục

Hướng dẫn sử dụng Canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói

Saturday, April 13, 2013

Hướng dẫn sử dụng Canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói


canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói Shiley
Canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói Shiley

Sử dụng Canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói

Thông thường, trong bệnh viện, ngay sau khi mở khí quản cho người bệnh, các bác sĩ thường đặt canuyn loại 1 nòng, có bóng chèn. Canuyn mở khí quản loại  này tiện dụng, chi phí thấp, lắp vào thở máy đơn giản. Hơn nữa, canuyn có bóng chèn giúp thở máy hiệu quả và ngăn đờm từ mũi họng tràn xuống phổi giây viêm phổi nặng hơn, đồng thời bóng chèn cũng có vai trò cầm máu tốt sau khi mở khí quản.
     Canuyn mở khí quản loại này có nhược điểm là chỉ có một nòng nên việc vệ sinh canuyn khó khăn, thời gian lưu canuyn ngắn ,canuyn không có cửa sổ nên người bệnh khi giai đoạn ổn định không thể tập nói được.
    Canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói Shiley sẽ khắc phục được những nhược điểm trên, tuy giá thành 1 bộ canuyn cao, nhưng việc vệ sinh đơn giản, và hiệu quả trong việc tập nói nên có thể sử dụng lâu dài. Người bệnh giai đoạn ổn định, có thể ra viện nhưng vẫn phải lưu canuyn có thể dùng loại này. Sau đây là hướng dẫn sử dụng canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói cho người bệnh dùng tại nhà.

canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói Shiley
Đặt canuyn hai nòng

 Đặt canuyn

canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói Shiley
Canuyn nòng ngoài


Việc đặt canuyn, thay thế canuyn cần được thực hiện bởi bác sĩ/ điều dưỡng chuyên khoa, có kinh nghiệm. Việc thực hiện bởi những người không có kinh nghiệm có thể rất nguy hiểm khi rút canuyn cũ ra được mà không đặt lại được do tổ chức xơ hóa, dễ chảy máu, sẹo hẹp...
Hai lỗ ngang 2 bên để cố định bằng dây buộc đeo cổ thuận tiện.






Vệ sinh canuyn hai nòng: 

canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói Shiley
Nòng trong Canuyn
 Đây là canuyn hai nòng nên việc vệ sinh chỉ cần rút nòng ở trong ra và ngâm rửa trong dung dịch sát trùng. Tần suất vệ sinh canuyn phụ thuộc vào mức độ tiết đờm của người bệnh, khả năng ho khạc đờm...Việc này đơn giản, dễ dàng thực hiện được tại nhà.
Có thể tháo nòng đã dùng ra để vệ sinh và thay thế bằng nòng khác.
Trong hình là 3 nòng của canuyn, trong đó có 2 nòng có cửa sổ tập nói và 1 nòng không có cửa sổ. Rất tiện lợi khi lựa chọn.



Canuyn nòng trong có cửa sổ
Nòng trong tập nói

Tập nói


Canuyn hai nòng có cửa sổ tập nói Shiley được thiết kế nhằm tạo thuận lợi cho sự phát âm của người bệnh.
Bản thân nòng ngoài của canuyn có cửa sổ ở bên mặt lưng. Nòng trong có 2 loại, một loại có cửa sổ và loại không có cửa sổ.

Khi muốn tập nói, chỉ cần đặt nòng trong có cửa sổ vào, nòng trong và ngoài sẽ khớp nhau tạo nên cửa sổ ở mặt lưng, đây chính là đường dẫn khí hợp với sinh lý con người. Người bệnh chỉ cần gắng sức phát âm, luồng khí từ phổi sẽ đi qua cửa sổ lên dây thanh giúp bệnh nhân nói được.

 

Lưu ý, khi tập nói thì người bệnh sẽ cần bịt lại đầu khí ra của canuyn, để dòng khí đi trực tiếp theo đường hợp sinh lý lên dây thanh. Thời gian đầu chỉ bịt khi tập nói, dần dần sẽ bịt lại được đầu canuyn và tự thở, tập nói theo đường sinh lý. Việc bịt đầu canuyn là an toàn vì đã có đường thông khí sinh lý đi qua cửa sổ canuyn.